Trường Mầm non Hoa Hồng Đỏ
Khối: Lá
Thời gian: 5 tuần ( Từ ngày 30/12 đến 31/1/2020)
KẾ HOẠCH THÁNG 1
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT – TẾT VÀ MÙA XUÂN
*Phát triển nhận thức
-Trẻ nhận biết và gọi tên các bộ phận cơ bản của cây xanh. Thích khám phá sự vật hiện tượng xung quanh.
-Biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của một số cây (Kích thước, lá, thân, rễ, môi trường sống…) và phân loại chúng theo đặc điểm cơ bản (Nhóm rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả; nhóm trái cây, các loại hoa, nhóm lương thực, ngũ cốc, một số gia vị…).
-Trẻ nhận biết quá trình phát triển của cây xanh (từ hạt nảy mầm, ra cây non, cây trưởng thành, ra hoa, quả…) và nhận biết những yếu tố cần thiết của môi trường đối với cây xanh (Nước, ánh sáng, không khí, phân bón…).
-Trẻ nói được những hiểu biết của bản thân về ích lợi của cây xanh đối với con người và môi trường.
-Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết…)
-Trẻ có 1 số hiểu biết về một số trò chơi được tổ chức trong lễ hội vào ngày Tết tại các địa phương (Kéo co, đô vật mùa xuân…)
-Phát triển ở trẻ các kỹ năng quan sát, đong, đo, đếm, so sánh chiều cao của cây.
-Trẻ biết xem giờ chẵn trên đồng hồ. Nhận biết các ngày trên lịch.
-Trẻ nhận biết và gọi tên một số hiện tượng thời tiết trong tháng.
*Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ phát âm đúng các nhóm chữ cái đ,n,m,e và tìm đúng trong các từ về thực vật.
-Trẻ đọc thuộc và diễn cảm các bài thơ về chủ đề cây, hoa, quả...
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ mùa trong năm.
-Trẻ diễn đạt cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà.
-Dạy trẻ biết sử dụng phong phú các vốn từ, cách miêu tả các loại cây, hoa: “Lá non mơn mởn, hoa cà tim tím…”
-Trẻ có kỹ năng sử dụng từ để đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, kể chuyện sáng tạo bằng ngôn ngữ mạch lạc.
-Có kỹ năng sao chép các từ, câu ngắn. Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt:
-Trẻ nắm được cách đọc, giở sách.
-Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
-Trẻ phát âm chuẩn các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
*Phát triển thẩm mỹ
-Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của cây xanh, hoa lá xung quanh.
-Dạy trẻ biết cách thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cối qua các hoạt động: Vẽ nặn, xé dán, in hình từ rau củ, vẩy màu, vẽ màu sáp, khảm tranh… qua các bài dân ca, các cách vận động theo nhạc, vỗ tay tiết tấu nhanh theo bài hát, khi biểu diễn các bài hát cùng bạn.
*Phát triển thể chất
-Trẻ tự giác cất đồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định.
- Phát triển sự phối hợp khéo léo giữa tay – mắt (cài-cởi nút áo; xâu buộc dây).
- Dạy trẻ biết cách chế biến và ích lợi của một số món ăn từ thực vật: Pha nước chanh, làm gỏi cuốn, lặt rau, tỉa củ quả…
-Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
-Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba…
-Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa món, chả lụa…
- Rèn ở trẻ một số hành vi ăn uống vệ sinh, lịch sự: ăn từ tốn, không chép miệng (Nhai có tiếng phát ra) khi ăn, tự lau cơm và đồ ăn rơi vãi…
-Rèn thói quen chủ động và độc lập làm 1 số việc đơn giản phục vụ bản thân hàng ngày: Tự gấp đồ mà không cần nhắc nhở, tự lau mình sau tắm, cất gối sau khi ngủ dậy, tự sắp xếp đồ, tự mặc đồ…
-Dạy trẻ lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết nóng: chọn quần áo vải mát, thấm hút mồ hôi, mặc áo tay ngắn/ sát nách, quần sọoc…
*Phát triển tình cảm – xã hội
-Dạy trẻ 1 số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ cây xanh (Tưới nước, bắt sâu, bón phân, tỉa lá…), giáo dục trẻ có thái độ nhớ ơn người trồng cây.
-Trẻ thích thú khi tham gia thực hành một số thao tác: Lau lá, tưới cây, gieo hạt.
- Có tình cảm, thái độ kính trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ trong ngày Tết.
-Tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày Tết của gia đình, trường lớp.
-Trẻ có thói quen cất dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
-Dạy trẻ không chạy xa khỏi tầm nhìn ba mẹ ở nơi công cộng (Siêu thị, công viên).
-Trẻ có ý thức bảo vệ cây xanh: không ngắt cành, lá, hoa, bẻ cây, không dẫm đạp lên cỏ trong công viên…


