Chuyên mục: Montessori  
Ngày đưa tin: 18/06/2009    

Maria Montessori - Nhà giáo dục ba lần được đề cử giải Nobel

Trong quá trình phát triển của các nước văn minh tiên tiến, người ta cho rằng nước nào có nhà giáo dục tài ba, tâm huyết thì nước đó tiến nhanh. Chẳng hạn Mỹ có nhà giáo dục lừng danh thế giới John Dewey, Đức có nhà giáo dục kiêm triết gia lỗi lạc Emmanuel Kant, Pháp có nhà giáo dục kiêm nhà văn thiên tài Jean-Jacques Rousseau v.v…

Và cũng vậy, nước Ý trở thành cường quốc Tây Âu hàng đầu vào thế kỷ 20 là có phần đóng góp rất lớn của nhà giáo dục lừng danh Maria Montessori, người từng ba lần được đề cử nhận giải Nobel năm 1949, 1950 và 1951.

Chân dung bà Maria Montessori

Phương pháp giáo dục trực quan

Ngày nay, trẻ em bước đầu được đưa vào nhà trẻ để chơi hơn là học, rồi lên các lớp mầm non vừa chơi vừa học, sau đó vào tiểu học vừa học vừa tự khám phá mình, phát triển trí tuệ rất nhanh, có nhiều sáng tạo bất ngờ, về sau lên trung học rồi đại học trở thành nhiều nhà khoa học phát minh và những công trình “vĩ đại”… Ấy là nhờ phương pháp giáo dục trực quan do nhà nữ giáo dục Ý Maria Montessrori đưa ra từ những năm đầu thế kỷ 20. Thế giới đánh giá phương pháp giáo dục của Montessori là một cuộc cách mạng vĩ đại, nhờ đó thế giới tiến bộ như vũ bão trong các ngành khoa học sáng tạo. Ngày nay có Hiệp hội Quốc tế Montessori (AMI) đặt trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan, nhằm giúp bất cứ nước nào muốn áp dụng những phương pháp giáo dục trực quan vào nền giáo dục của nước mình hầu tiến nhanh, tiến mạnh cùng thế giới. Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam ta cũng được AMI giúp đỡ áp dụng nhiều phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại do Maria Montessori đưa ra trong các tác phẩm của bà, như: Phương pháp giáo dục khoa học Montessori, Những bí mật tuổi thơ, Trẻ tự học v.v…  

Hiện nay tại London, Anh, có Trung tâm Montessori (Montessori Center) là một cơ sở mẫu mực của ngành giáo dục trực quan, khuôn mẫu cho nhiều quốc gia gửi các nhà sư phạm đến đây nghiên cứu, rồi trở về áp dụng ở nước mình. Các nước Á châu như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore tiến rất nhanh vào các thập niên nửa sau thế kỷ 20 cũng là nhờ áp dụng sớm phương pháp giáo dục Montessori.

Có thể nói phương pháp giáo dục Montessori ngày nay đã là nền tảng của hầu hết các nền giáo dục tại các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Không một nhà sư phạm chính quy nào ngày nay lại không biết phương pháp giáo dục Montessori.

Vài dòng tiểu sử

 

Bà Maria Montessori được gọi là “người đi trước thời đại”. Bà sinh năm 1870 tại thị trấn Chiaravalle, tỉnh Ancona, miền Trung nước Ý. Năm 1896, bà đậu bác sĩ y khoa, là phụ nữ đầu tiên ở Ý đạt đến trình độ này. Vì vậy năm 1900, bà được Chính phủ Ý cử đi dự Hội nghị Phụ nữ Quốc tế tại London, đại diện cho phụ nữ Ý.

Năm 1901, khi quan sát những trẻ em mà bà đã tiếp xúc khi khám bệnh cho chúng, bà thấy rằng bọn trẻ đa số bị ức chế tâm lý vì nền giáo dục gò bó ở trường học thời bấy giờ, bà bèn ngưng hành nghề y khoa, trở lại đại học để học thêm khoa tâm lý và triết lý giáo dục. Năm 1904, bà tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục ở Đại học Rome, Ý.

Từ đó, bà bỏ hẳn ngành y khoa, chuyển qua nghiên cứu tâm lý giáo dục. Bà lập một Casa dei Bambini (tức là nhà trẻ như ta gọi ngày nay), nuôi dạy khoảng 60 trẻ, theo một phương pháp mới là để cho trẻ tự do chơi đùa, quan sát, làm những gì chúng nghĩ ra và thích thú, bà chỉ đóng vai trò quan sát, gợi ý, và ghi nhận thành quả

sáng tạo của trẻ. Số trẻ do bà hướng dẫn phát triển trí tuệ rất nhanh, hơn hẳn so với bọn trẻ cùng tuổi ở các trường học khác lúc bấy giờ.

Thế là bà nghiên cứu lập ra phương pháp giáo dục trực quan, dành cho trẻ sự tự do quan sát và sáng tạo trong học tập. Bà viết tác phẩm Trẻ tự học (Children Teach Themselves) nêu ra các nét chính của phương pháp giáo dục Montessori. 

Năm 1913, bà qua Mỹ gặp hai nhà khoa học Alexander Graham Bell và Thomas Edison là hai nhà sáng chế lừng danh của Mỹ đều “tự học”. Bà càng thấy lý thuyết giáo dục của mình là đúng. Bà hợp tác với vợ chồng Graham Bell lập ra Hiệp hội Giáo dục Montessori (Montessori Educational Association) ở Washington D.C, Mỹ. Tiếng tăm của bà lan nhanh ở Mỹ và châu Âu.

Năm 1915, bà lại qua San Francisco, Mỹ, mở một lớp sư phạm theo phương pháp của bà tại Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (NEA) và Hiệp hội Mẫu giáo Quốc tế (IKU). Lớp sư phạm này được con gái của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson là bà Margaret Wilson ủng hộ và tài trợ. Phương pháp Montessori mau chóng lan nhanh từ San Francisco ra toàn nước Mỹ, tạo nên một làn sóng giáo dục mới hết sức cởi mở, tự do, đào tạo được một loạt các nhà khoa học lỗi lạc của Mỹ sau này, giữa thế kỷ 20.

Trẻ học và chơi theo phương pháp Montessori

Năm 1919, đến lượt Chính phủ Anh mời bà qua London. Năm 1922, bà được Chính phủ Ý mời làm Chánh thanh tra Giáo dục Quốc gia, thực hiện nhiều cải tổ giáo dục rất thành công.

Những năm 1934, bà bất đồng chính kiến với nhà cai trị độc tài Mussolini của Ý nên rời bỏ nước Ý, qua sinh sống ở Tây Ban Nha, rồi năm 1936 lại chuyển qua Anh. Sau đó, năm 1938 bà lại chuyển qua Hà Lan, được chính phủ nước này trọng dụng, mời bà đứng ra thành lập Trung tâm Giáo dục Laren, rất nổi tiếng. Năm 1940, bà lại được Chính phủ Ấn Độ mời qua giảng dạy nhiều khóa sư phạm tại các trường đại học ở New Delhi. Chính các khóa sư phạm này đã đào tạo một lớp các nhà giáo dục cải cách rất quan trọng cho Ấn Độ, góp phần đưa nền giáo dục Ấn Độ lên thành một nền giáo dục tự do tiên tiến ở nước này, tạo ra nhiều nhà khoa học nổi tiếng của Ấn Độ nửa sau thế kỷ 20.

Trẻ chơi đồ chơi Montessori

Năm 1947, bà trở về sống tại Anh, lập ra nhiều trung tâm giáo dục mang tên bà, nổi tiếng nhất là Trung tâm Montessori ở London. Các nhà giáo dục Anh từng ba lần đề cử bà nhận giải Nobel Hòa bình để tôn vinh công trạng của bà. Song các nhà tổ chức giải Nobel cho rằng sự nghiệp giáo dục của Montessori còn vượt cao hơn giá trị của giải Nobel Hòa bình (vốn dành cho các nhà chính trị), nên họ cho rằng không cần phải trao cho bà giải ấy.

Bà Montessori qua đời năm 1952 tại Noordwijk, Hà Lan, là nơi sinh sống cuối cùng của bà cùng người con trai là Mario Montessori, cũng là một nhà giáo dục lỗi lạc.

Ngày nay, phương pháp giáo dục Montessori có lẽ được áp dụng hầu khắp các nước trên thế giới, ngoại trừ một số nước coi trọng giáo dục tôn giáo cổ truyền cao hơn giáo dục Montessori.

 

Theo Phụ Nữ Ấp Bắc số 161

 

 

 

 

Website trường Montessori ở Califonia, Hoa Kỳ

http://www.montessorilajolla.com/


Họ tên(*) :  
Email(*) :
Địa chỉ :
Điện thoại :
Nội dung(*) :
Lưu ý:

            1. * : là những phần bắt buộc phải nhập vào.

            2.      Nội dung giới hạn trong 4000 ký tự

Các tin khác :
Vườn cổ tích
Nhà trẻ
Mẫu giáo

Câu chuyện về trường mầm non Hoa Hồng Đỏ quận 9

 
Trang chủ | Giới thiệu trường | Tin tức | Thông báo | Liên hệ
copyright@2007 HoaHongDo _ Design by PSC